Hiệu chuẩn đầu dò chùm tia góc trên khối chuẩn V1
Các thiết bị siêu âm phát hiện khuyết tật của ACS Group sẽ có hai cấu hình đầu dò chùm tia góc S5096 và S5182 được hãng thiết lập sẵn, người vận hành có thể lập tức sử dụng chúng để thực hiện công việc kiểm tra mà không cần phải thực hiện thủ tục hiệu chuẩn.
Khi người vận hành mong muốn hiệu chuẩn lại hoặc sử dụng đầu dò khác với hai cấu hình trên, các bước thực hiện trong bài viết này sẽ được áp dụng cho tất cả các thiết bị siêu âm phát hiện khuyết tật của ACS Group – ngoại trừ A1211 Mini.
Thủ tục hiệu chuẩn này cũng theo cách thức giống như bất kỳ thiết bị siêu âm khuyết tật nào khác:
1. Xác định điểm ra chùm âm của đầu dò – BIP
2. Xác định góc thực của đầu dò
3. Hiệu chuẩn khoảng thời gian truyền âm
Cần có hai giá trị chiều dày đã biết đến từ một tiêu chuẩn tham chiếu cho sóng ngang – chẳng hạn như khối chuẩn V1, giá trị chiều dày thấp hơn được điều chỉnh bằng cách sử dụng tham số trễ của đầu đò – Delay và giá trị độ dày lớn hơn được điều chỉnh bằng cách sử dụng tham số vận tốc – Velocity.
Trong video hướng dẫn bên dưới, SaigonIC chúng tôi sử dụng thiết bị siêu âm khuyết tật A1212 MASTER với đầu dò biến tử đơn S5182 – 70° – 2.5 MHz và khối chuẩn V1 phù hợp theo chuẩn BS 2704 để thực hiện cho thủ tục hiệu chuẩn này.
Sau khi việc thực hiện hiệu chuẩn đã hoàn thành, người vận hành có thể sẽ phải thực hiện việc hiệu chuẩn độ nhạy tham chiếu từ các bề mặt phản xạ có trên các khối mẫu tham chiếu được các tiêu chuẩn khác nhau quy định, hoặc có thể thực hiện việc kiểm tra ngay cho đối tượng đang quan tâm nếu mục đích duy nhất là phát hiện khuyết tật mà không nhất thiết phải đánh giá nó chấp nhận hay loại bỏ.